EcoPest

Ruồi Tsetse (Xê xê) – loài ruồi nguy hiểm nhất thế giới

Ruoi Tsetse Xe Xe

Ruồi Tsetse (Xê xê) hay còn gọi là ruồi tik-tik có danh pháp khoa học Glossina, là một loài trung gian truyền bệnh hết sức nguy hiểm. Chúng sinh sống phổ biến trong những vùng nhiệt đới ở Châu Phi. Chính sinh vật nhỏ bé này là thủ phạm gieo rắc cái chết cho 50 – 500 ngàn người và 3 triệu gia súc mỗi năm.

Ruoi Tsetse Xe Xe

Hình 1: Ruồi Tsetse (Xê xê)

Triệu chứng khi bị ruồi Tsetse đốt

Sau khi bị ruồi Tsetse đốt, nạn nhận có thể mắc một căn bênh gọi là bệnh ngủ do ký sinh trùng Trypanosoma lây lan từ vết đốt gây ra. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có triệu chứng sốt, đau đầu, đau ngứa cơ khớp. Sau vài tuần đến vài tháng sau, người bệnh rơi vào trạng thái lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, sau đó hôn mê và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Một chứng bệnh tương tự cũng sảy ra đối với các loài động vật khi bị đốt bởi loài ruồi nguy hiểm này.

Cho Mac Benh Ngu Do Ruoi Tsetse Dot

Hình 2: Chó mắc bệnh ngủ do bị ruồi tsetse đốt khi du lịch ở Tây Phi

Hiểm họa nguy hiểm đến từ ruồi Tsetse

Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở Châu Phi, ruồi Tsese cũng được xác định là trung gian lây lan bệnh dịch hạch đông vật làm chết hàng loạt gia súc, thậm chí con số bị chết lên tới 90%.

Điều này đẩy châu lục vốn đã khô cằn vào những nạn đói khủng khiếp do sản lượng thịt, sữa giảm mạnh, vấn đề trồng trọt, canh tác bị ảnh hưởng trầm trọng do không có gia súc làm sức kéo. Nhiều bộ lạc du mục sống chủ yếu nhờ vào đàn vật nuôi, do đó mà lâm cảnh khốn cùng.

Con Nguoi Va Gia Suc De Bi Ruoi Tsetse Tan Cong

Hình 3: Con người và gia súc là đối tượng chính bi ruồi Tsetse tấn công

Biện pháp kiểm soát và diệt ruồi Tsetse

Không những mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ruồi Tsetse còn có vòng đời lâu hơn các loài ruồi khác và rất khó tiêu diệt. Một con đực có thể sống từ hai đến ba tuần trong khi con cái có thể sống từ một đến bốn tháng.

Với cấu tạo cơ thể cứng cáp hơn ruồi nhà, Tsetse không dễ dàng bị hạ gục bằng những thiết bị đèn diệt côn trùng thông thường.

Các biện pháp kiểm soát ruồi Tsetse thường được áp dụng là: loại bỏ nguồn thức ăn tự nhiên của chúng, dọn sạch rừng, đốt rác định kỳ và phun thuốc diệt ruồi.

Nguoi Dan Dang Lap Bay Ruoi Tsetse

Hình 4: Người dân đang lắp bẫy diệt ruồi Tsetse

Trong vài năm gần đây, có một phương pháp mới được đưa vào sử dụng để xóa sổ loài ruồi này một cách triệt để là tác động đến sự sinh sản của chúng.

Sau khi giao phối một lần duy nhất trong đời, ruồi cái giữ lại một quả trứng trong tử cung và nuôi nó lớn dần lên thành ấu trùng trước khi đẻ ấu trùng này vào đất. Dựa trên cơ chế đó, các nhà khoa học đã sử dụng tia gamma tạo ra những con ruồi đực vô sinh nhưng không ảnh hưởng đến khả năng giao phối.

Sau đó, tiến hành đưa các nhóm ruồi vô sinh này vào tự nhiên để chúng giao phối với các con cái. Do chỉ giao phối một lần duy nhất trong đời nên ruồi cái sẽ không thể sinh ra ấu trùng được nữa. Phương pháp này đã loại bỏ hoàn toàn ruồi Tsetse ở các khu vực được thử nghiệm.

Từ những năm 1960, bệnh ngủ ở người đã được kiểm soát hoàn toàn nhưng trong 30 năm trở lại đây, nó có dấu hiệu tái bùng phát trở lại dù ở mức độ thấp. Nhiều tập đoàn dược phẩm và tổ chức cứu trợ hiện đã tình nguyện bào chế thuốc và đến Châu Phi để giúp người dân bản địa phòng ngừa cũng như điều trị các nạn nhân của loài ruồi nguy hiểm này.

Cách kiểm soát và diệt trừ ruồi tại Việt Nam

Tại Việt Nam để ngăn chặn dịch bệnh ruồi và nhặng phát chuyển mạnh có nguy cơ bùng nổ dịch bệnh khó kiểm soát. Bộ Y Tế đã kết hợp với các địa phương tiến hành phun phòng chống dịch bằng các loại thuốc diệt ruồi chuyên dụng như:

Các dòng sản phẩm trên đều được phân phối chính hãng và sỉ lẻ độc quyền tại Ecopest. Mọi thông tin về sản phẩm và cách thức sử dụng cũng như đặt mua hàng quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 03 6670 4444

Loading

4.8/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon